Dữ liệu cho thấy nền kinh tế đã qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng các nền tảng tăng trưởng chưa thực sự vững vàng.
Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, mức cao nhất của quý đầu tiên trong năm kể từ năm 2020. Cộng hưởng với việc đơn hàng quay trở lại, có ý kiến lạc quan cho rằng nền kinh tế đã đi qua đáy thấp nhất của chu kỳ kinh tế. Những số liệu khả quan
“Nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu cho thấy có thể đã qua giai đoạn khó khăn nhất”, Tiến sĩ Hà Thị Cẩm Vân, quyền Chủ nhiệm cấp cao bộ môn kinh tế, Đại học RMIT Việt Nam, phân tích.Tăng trưởng GDP mạnh trong quý đầu năm 2024 cho thấy sự phục hồi rõ rệt sau giai đoạn khó khăn. Ngành sản xuất đã ổn định trở lại khi chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng lên 50,3 điểm vào tháng 4/2024, đánh dấu lần thứ 4 liên tiếp hoạt động sản xuất tăng trưởng trong năm nay. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I/2024 ước đạt 93,06 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Các chính sách tài khóa mở rộng và những biện pháp hỗ trợ kinh tế của Chính phủ cũng góp phần tạo đà cho sự phục hồi.Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức như áp lực tài chính trong ngành bất động sản, nhu cầu ngoại thương giảm và tâm lý kinh doanh chưa hoàn toàn ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%, cho thấy nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi nhưng chưa mạnh mẽ hoàn toàn.![]() |
Tâm lý thận trọng
“Mặc dù kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nền tảng tăng trưởng vẫn chưa thực sự vững chắc”, Thạc sĩ Phan Minh Hòa, giảng viên kinh tế Đại học RMIT, nối tiếp nhận xét của người đồng môn. Vị này phân tích trong khi xuất khẩu đã khởi sắc thì tiêu dùng nội địa vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Tuy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của quý đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước, con số này lại giảm so với quý IV/2023.Tuy đồng tình với nhận định nền kinh tế đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, nhiều doanh nghiệp vẫn rất thận trọng khi tính chuyện tương lai. “Tôi nghĩ nền kinh tế đang tạo đáy chữ U, tức sẽ đi ngang tại đáy một khoảng thời gian chứ không hồi phục ngay như đáy chữ V thông thường”, ông Phạm Quang Minh, Giám đốc Bộ phận Ngân hàng đầu tư tại OCB, nhận định. Vị này cho biết những thương vụ thu xếp vốn qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ đầu năm đến giờ khá đình trệ, chỉ bằng một phần so với những năm trước. Ông không nghĩ tình trạng này sẽ sớm cải thiện trong nửa cuối năm. “Có lẽ đến năm 2025 mới hồi phục”, ông nói.Khảo sát một vòng các công ty khởi nghiệp cũng ghi nhận tâm lý thận trọng tương tự. Vẫn chưa rõ “mùa đông gọi vốn”, được khởi phát từ đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài trong bao lâu, nhưng những người cầm tiền vẫn giữ chặt tiền trong túi mình, chờ đến khi có dấu hiệu rõ ràng cho thấy băng sẽ tan.Một nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu Việt Nam còn bi quan hơn. Ông nhận thấy một số doanh nghiệp đã biến mất sau một khoảng thời gian dài cầm cự. “Tôi nghĩ Việt Nam có độ trễ so với thế giới, chúng ta chưa thể hồi phục ngay”, ông nhận xét.Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý I/2024 cao gấp 1,5 lần so với số lượng đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký giảm. Các doanh nghiệp cắt giảm khoản vay và tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm 2024 thấp nhất trong 10 năm qua. Tuy tăng 4,2%, mức tăng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước chỉ bằng một nửa so với thời điểm trước COVID-19.![]() |
Có thể bạn quan tâm:
Cập nhật tin Đầu Tư, Bấꦺt Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>
Rate this post