Bên cạnh sự lạc quan và niềm tin vào mục tiêu chuyển đổi năng lượng, doanh nghiệp Việt cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh GEFE 2024 diễn ra vào ngày 21-23/10 tới đây không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt tìm ra giải pháp chuyển đổi xanh thiết thực, mà còn là nền tảng để nắm bắt các chính sách mới và khai thác tối đa cơ hội phát triển năng lượng tái tạo, một trong những trụ cột quan trọng của chuyển đổi xanh.Chuyển đổi năng lượng – việc không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc và làm phải có hiệu quả
Theo báo cáo của Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng năng suất năng lượng tái tạo cao nhất Đông Nam Á, với tỷ trọng 4 năm gần nhất đều vượt 55,6% trong tổng cung năng lượng điện tại Việt Nam. Để thúc đẩy quá trình này, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó có dự thảo nghị định về điện mặt trời mái nhà đang được xem xét khuyến khích các hệ thống điện tự sản, tự tiêu và cho phép bán phần điện dư lên lưới với các thủ tục đơn giản cùng nhiều ưu đãi. Những quyết sách này khẳng định năng lượng tái tạo đã trở thành trụ cột chiến lược trong cam kết giảm phát thải carbon và chống biến đổi khí hậu của Việt Nam.Mới nhất, trước thềm diễn ra COP29, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chuyển đổi năng lượng là việc “không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc và phải làm có hiệu quả, phải huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc.”Bên cạnh nỗ lực của chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này. Theo Báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) của EuroCham, gần 30% doanh nghiệp kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ Cơ chế Mua bán Điện Trực tiếp DPPA, và 47,4% tự tin có thể hoàn toàn chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2050.Tuy nhiên, bên cạnh sự lạc quan và niềm tin vào mục tiêu chuyển đổi năng lượng, doanh nghiệp Việt cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc tiếp cận vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến. Việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo thường yêu cầu nguồn vốn lớn, trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn nguồn lực tài chính cần thiết. Đồng thời, làm thế nào để hiểu rõ và khai thác hiệu quả các cơ chế hỗ trợ mới như Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA) vẫn là một bài toán cần tìm lời giải đối với nhiều doanh nghiệp.GEFE 2024 – “Gỡ vướng” cho doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi năng lượng xanh
Diễn ra vào thời điểm then chốt, GEFE 2024 sẽ là ‘đòn bẩy’ giúp các doanh nghiệp được trao quyền tiếp cận công nghệ mới, thu hút nguồn tài chính xanh, chuyển giao công nghệ, định hình chiến lược và tăng tốc trên hành trình chuyển đổi năng lượng xanh.![]() |
Tại GEFE sẽ có phiên khai mạc cấp cao, các phiên hội thảo, gian hàng triển lãm… từ nhiều doanh nghiệp toàn cầu và Việt Nam. |
![]() |
Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham |
![]() |
Ông Nguyễn Phan Đính, Phó Chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng Xanh của EuroCham và Trưởng ban Năng lượng Tái tạo & Hiệu quả Năng lượng |
Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024 sẽ diễn ra từ ngày 21-23/10/2024 tại TP.HCM. Sự kiện với hơn 30 phiên hội thảo tập trung vào 10 chủ đề cấp thiết về năng lượng xanh, với sự tham gia của hơn 150 diễn giả từ các cơ quan và tổ chức quốc tế. Sự kiện dự kiến đón chào hơn 8.000 khách mời, 200 gian hàng triển lãm từ doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng 2.000 sinh viên tham dự với những sáng kiến bền vững mới nhất. Đăng ký tham gia GEFE 2024 . |
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Dꦐoanh Nghiệp ✱tại Fanpage.
Theo dõi
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>
Rate this post